Bạn đang tìm cuốn sách nào ?
-
TRÔI VỀ PHÍA CUỐI CHIỀU
Tác giả: ĐÀO NGỌC VINH
NXB: Quân đội nhân dân
Trôi về phía nào cũng buồn Chị Hai điện thoại kêu tôi về gần một tuần nay mà bây giờ tôi mới có mặt ở đây. Chị không giận lẫy như mọi lần, mà nhẹ nhàng: - Vất vả dữ hả em, kiếm sống được không? Tôi cười: - Giàu có gì cái thằng viết văn nửa mùa như em, thì cũng phải bươi quào sống cho qua ngày vậy mà. Ờ, chị điện thoại cho em gấp có chuyện gì không? - Nhớ mầy điện về chơi, chứ nồi bún riêu của tao lúc này ít có ế lắm, không có để hưởng “sái” đâu em à. Nhắc chuyện bún riêu tôi mới nhớ, hồi còn ở nhà, mỗi lần chị Hai bán bún riêu ế đều chạy qua kêu tôi: “Mầy chạy qua phụ chị mầy chuyện này cái coi”. Tôi lật đật chạy qua thì thấy chị dọn một bàn nào bún, rau, nước mắm, giá sống… - Ăn đi, bữa nay chị em mình ăn bún trừ cơm. Trời quên, chưa trụng cho mầy mớ chuối bào. Cái thằng gì mà ngu hơn bò, không bao giờ chịu ăn rau sống. Ăn bún riêu của chị riết, khi đi xa, thèm một tô bún riêu, tôi ăn cho nhớ mùi chứ không thích. Tô bún riêu của chị rất đặc biệt, không để thịt hoặc giò heo, cũng không để gan phèo như bây giờ, mà chỉ để một ít thịt cua đồng, vài miếng huyết vịt và thêm vài lát cà chua. Vậy mà ngon, nó không lẫn với thứ bún riêu bày biện cầu kỳ thường thấy ở các quán bình dân hay cả những nhà hàng cao cấp, nhưng dễ nhớ, dễ ghiền. Điều đặc biệt cũng là bí quyết để nồi súp bún riêu của chị thơm, ngọt, là chị lấy nước cua đồng, sau khi vớt thịt cua xong, làm nước súp. Nước cua ngọt thơm tự nhiên, thêm chút gia vị vừa đủ là có một nồi bún riêu truyền thống ngon lành. - Bỏ cái kiểu ngồi nói chuyện mà dòm đâu đâu đó đi nghen. Nói thiệt coi, gần đây viết lách ra sao, có mập lên được “trăm cà ram” nào không? - Chị chọc quê em hoài. Viết lách thì tàm tạm, còn mập, chị nhìn sao mà hỏi lắt léo vậy? - Thì hỏi để cho có chuyện vậy, chứ nhìn mầy là biết nấu không ngọt nồi nước súp! Ráng chịu, ai biểu lủi đầu vô ba cái văn chương phù phiếm rồi đâm ra hoang tưởng, rằng mình đang ở tận mây xanh. Nói nào ngay, đó không phải là một cái nghề xấu, nhưng muốn tồn tại, phải có tài, em à! Lừng khừng như mầy, đói teo ruột. Sao, hôm rồi mầy nói viết về mấy tay đặc công thuỷ, có chi tiết gì vui không, kể chị nghe coi. - Tưởng chị nhớ em thiệt, ai dè kêu em về để “khai thác” tư liệu! Chị vẫn còn mong tin tức anh Năm à? Gương mặt chị đang vui bỗng buồn xuống cái rụp, buồn héo đi, buồn như ai đó vừa hất đi nồi bún riêu của chị. Tôi giận mình, lẽ ra không nên hỏi câu vừa rồi, đó là nỗi đau của chị. Nhưng chiến tranh (cứ đổ thừa vậy), mọi sự mất còn xảy ra trong chớp mắt. Bốn mươi năm, người đàn bà sáu mươi tuổi vẫn còn đau đáu về cái thời bom đạn ác liệt.
-
NGÀY XƯA CỎ CHÓC
Tác giả: NHẬT HỒNG
NXB: Nhà xuất bản Hồng Đức
Tập truyện ngắn "Nắng có phôi phai" (NXB Hồng Đức) của tác giả Nhật Hồng, Hội viên Hội Nhà văn TP Cần Thơ, vừa được ra mắt độc giả. Tác phẩm mang đậm phong vị ĐBSCL với văn phong và những câu chuyện, nhân vật mang nét riêng của vùng đất này... "Ở đây nắng gió thừa thãi, nghèo tiền của nhưng luôn bao dung che chở cho người khốn khó!", câu nói đó của nhân vật bà Hai trong truyện "Lời của gió", đã mở đầu cho tập sách đầy ắp những câu chuyện về sự hiếu khách, hào hiệp, tốt bụng, thật thà, nhân hậu và lối sống giản dị, mộc mạc của người miền Tây. Bà Hai đã cưu mang Thủy, một cô gái miền Trung không nơi nương tựa, tạo công ăn chuyện làm và hơn hết là cho Thủy một mái ấm gia đình mà cô khao khát. Hay bà Bảy trong "Chuyện người chèo đò" ngày ngày vẫn chở biết bao thế hệ học trò qua sông đến trường mà không lấy tiền... Tập sách còn có nhiều câu chuyện về lòng tốt như thế được tác giả kể mộc mạc, chân tình, thoạt tiên có vẻ như những lát cắt rất bình thường trong cuộc sống, nhưng ẩn chứa sự quan sát tinh tế và vốn sống sâu rộng của tác giả. Nhiều truyện ngắn trong tập truyện cũng khắc họa ý chí, nghị lực, mong muốn vươn lên bằng tri thức và sức lao động của những người có hoàn cảnh không như ý. Đó là Hoàng trong "Đứa con hoang", đã vượt lên số phận bị bỏ rơi, để trở thành một bác sĩ giỏi. Hay trong "Mây ngủ bên tôi" khắc họa nhân vật người mẹ đơn thân làm nghề chụp ảnh dạo, có khi chạy xe ôm, nhưng vẫn lạc quan yêu đời. Còn Hai Dư trong "Quá khứ tơ tằm" vốn nghèo khó, nhờ cần cù, siêng năng đã hồi sinh làng nghề lãnh Mỹ A và giúp đỡ bà con lối xóm... Có thể nói, đọc "Nắng có phôi phai", độc giả như được trải nghiệm đời sống muôn màu muôn vẻ với những con người có số phận khác nhau, nhưng tựu trung họ đều có một nghề nghiệp làm điểm tựa cuộc đời. "Nắng có phôi phai" gồm 24 truyện ngắn, mỗi câu chuyện là mỗi nhân vật, mỗi hoàn cảnh khác nhau nhưng đều gặp nhau ở sự bao dung với hoàn cảnh bất hạnh hơn và nghị lực vươn lên làm chủ cuộc đời mình. Tuy có những cái kết chưa thật sự trọn vẹn, nhưng những thiếu hụt đó vẫn là hành trang quý cho mỗi nhân vật. Trong tác phẩm của mình, nhà văn Nhật Hồng không viết những từ ngữ cường điệu hay hoa mỹ, mà ông chỉ dùng những từ ngữ mộc mạc, giản dị, chân chất như chính con người miền Tây sông nước.
-
QUÊN ĐIỀU ĐỘ
Tác giả: NAM CAO
NXB: Nhà xuất bản Văn Học
'Quên điều độ' kể về một trí thức trẻ bị cuốn vào cuộc sống hỗn độn, đánh mất phương hướng và mục tiêu, khiến sức khỏe ngày càng suy yếu. Nam Cao đã chỉ trích sự thiếu nhận thức và sự bất cẩn trong cách sống của con người, từ đó gửi gắm thông điệp về tầm quan trọng của việc duy trì sự cân bằng trong cuộc sống. 'Quên điều độ' là một trong những truyện ngắn của Nam Cao mang tính giáo dục sâu sắc, nhưng vẫn đầy tính nhân văn.
-
NGƯỜI VỪA ĐI VỪA NGỦ GẬT
Tác giả: NGUYỄN VĂN HỌC
NXB: Nhà xuất bản Văn Học
-
NGÀY XƯA CỎ CHÓC
Tác giả: ĐÀO NGUYÊN HẢI
NXB: Nhà xuất bản Lao động
Chuyện kể về cái nguyệt , em gái tôi . Nhưng cũng có thể nói đó là câu chuyện về bà ngoại tôi . Ngày bà còn sống bà và 2 anh em tôi là một gia đình đầm ấm , vui vẻ.Chẳng mấy sung túc nhưng 2 suất lương của tui và Nguyệt cũng đủ để cuộc sống gia đình mãn nguyện .nhưng rồi câu chuyện không dừng lại như vậy ....
-
KẺ ĂN TRỘM NỤ HÔN
Tác giả: VƯƠNG TÂM
NXB: NXB VĂN HỌC